Xuất phát điểm việc mở lớp Aikido tình thương
Không ai sinh ra muốn mình bị khiếm khuyết, không ai sinh ra muốn bản thân bị xa lánh bị kỳ thị. Bản thân một người khi sinh ra bị những khiếm khuyết đã chịu nhiều thiệt thòi, bản thân họ đâu muốn thế chỉ vì họ được giao những nhiệm vụ đặc biệt khi sinh ra trên cõi đời. Họ đang ghánh chịu những thiệt thòi thay cho những người khác. Chính vì thế chúng ta cần chia sẻ bớt những khó khăn cho những người như vậy, giúp họ hòa nhập cộng đồng và xã hội. Giúp họ có thể lao động tự nuôi sống bản thân và tạo ra những giá trị đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Aikido với giá trị cốt lõi là tình yêu thương con người, rèn luyện võ đạo để hoàn thiện bản thân. Chính từ giá trị cốt lõi đó mà Ạkido tạo ra môi trường và cộng đồng để con người rèn luyện bản thân và giúp đỡ nhau rất nhiều trong cuộc sống. Bài học mà Aikido luôn thực hành trong môi trường của CLB đó là “giúp đỡ người khác là giúp đỡ bản thân mình”.
Trong các mục tiêu của Câu lạc bộ Aikido Đại học Y Hà Nội, mục tiêu tạo ra môi trường, cộng đồng cho những người có hoàn cảnh khó khăn có thể được tham gia như bao người bình thường khác. Thông qua tính cộng đồng của môn võ, thông qua sự chia sẻ của xã hội và những người quan tâm kết hợp với gia đình để có thể giúp những thành viên đặc biệt từng bước phát triển, nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng.
Đưa võ thuật vào giảng dạy cho trẻ bị down, tự kỷ, khuyệt tật là một hình thức rèn luyện tạo môi trường giao tiếp cho các học viên bị khiếm khuyết một cách hiệu quả. Thực tế trong Sài Gòn đã phát triển rất tốt một lớp học như vậy do Võ sư Nguyễn Thanh Loan (ngũ đẳng huyền đai Aikido quốc tê) là chủ nhiệm. Các học sinh của cô Loan (Bà tiên của làng võ Việt) đã có những tiến bộ rõ rệt.
Lớp Aikido tình thương của Võ sư Nguyễn Thanh Loan
Bên cạnh đó qua quá trình giảng dạy và rèn luyện nhiều năm với sự trưởng thành của các thành viên cho từng khóa học chúng tôi thấy được sự trưởng thành của các học viên về tinh thần, trí tuệ và cả ngôn ngữ giao tiếp. Cũng may mắn trong các học viên đó cũng có những học viên bị chậm giao tiếp, tự kỷ nhưng qua thời gian tập luyện các bạn đều đã trở thành những học viên xuất sắc khi vượt qua bản thân và hòa nhập với mọi người rồi từng bước hòa nhập với xã hội. Có những bạn giờ còn tham gia với lớp huấn luyện cho các học viên mới với những thành công bước đầu đó chúng tôi tin tưởng việc mở lớp Aikido Tình thương là cần thiết và sẽ thành công.
Mục đích
Trong xã hội hiện tại với áp lực học tập và môi trường hiện tại các e không có môi trường giao tiếp, môi trường hoạt động vì thế việc tạo ra các hoạt động ngoại khóa cho các em thoải mái và giảm stress là cần thiết, việc mở lớp Aikido cho các em vừa xây dựng được nền tảng sức khỏe, nâng cao tính giao tiếp, và hòa nhập dần với môi trường xung quanh.
Việc mở lớp tại Trường Đại học Y Hà Nội với mục đích là phục vụ nhu cầu của gia đình và xã hội về việc giúp đỡ các bạn trẻ có hoàn cảnh đặc biệt. Lớp sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các đội ngũ y bác sỹ thành viên của câu lạc bộ cũng như các sinh viên của trường Đại học Y cũng như sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội…
Hình thức mở lớp: Lớp mở miễn phí cho các thành viên bị tự kỷ, down, khuyết tật… dưới sự điều hành của đội ngũ ban điều hành và lãnh đạo Câu lạc bộ Aikido Đại học Y Hà Nội. Với sứ mệnh đem tình yêu thương đến cho mỗi thành viên Câu lạc bộ. Kết hợp với gia đình để cùng giúp các học viên tiến bộ.
Nguyễn Huy Hoàng một học viên của lớp aikido tình thương tại CLB Aikido ĐHY Hà Nội
Tiếp cận
Khi có sự tiếp cận của gia đình các học viên (thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp: gặp gỡ, điện thoại, Face, email…), Câu lạc bộ sẽ gửi đến thư giới thiệu về CLB. Sau đó trao đổi thông tin với gia đình để biết được nhu cầu và mong muốn của gia đình. Nắm bắt được tình trạng và mong muốn của gia đình, sau đó CLB đề xuất phương án tập luyện và thống nhất với gia đình và tiến hành nhận học viên và tổ chức cho các bạn tập luyện.
Trong quá trình thực hiện chúng tôi sẽ luôn kết hợp với gia đình để có sự chuẩn bị, theo dõi tốt nhất về sự phát triển của mỗi học viên qua từng buổi tập. Qua đó luôn luôn thay đổi cách tiếp cận cho phù hợp với từng học viên của Câu lạc bộ.
#AK