Tiểu sử Tổ sư Morihei Ueshiba – người sáng lập Aikido

Tổ sư Ueshiba Morihei

            Tổ sư Ueshiba Morihei sinh ngày 14/12/1883 trong một gia đình có truyền thống thượng võ. Ông nội là một võ sĩ samurai trong gia tộc họ Kii, cha là Là con trai duy nhất trong năm người con. Cha ông là một người tài chí đã được ông nội ông truyền lại cho môn võ bí truyền Aioi-ryu và là trưởng môn của dòng họ Kii, ông có sức mạnh như hổ chỉ cần hai ngón tay út có thể xách được hai bao gạo mỗi bao 1 tạ. Ueshiba được thừa hưởng tinh thần quyết tâm của samurai và lòng ham thích các vấn đề cộng đồng, đồng thời thừa hưởng từ mẹ sự mộ đạo, đam mê thơ và nghệ thuật.
Thuở nhỏ Ueshiba Morihei có thể chất tương đối mảnh khảnh, yếu đuối, và hay ốm đau nên thích ở trong nhà đọc sách hơn là đi chơi bên ngoài. Cậu rất thông minh, chăm chỉ, làu thông kinh sử và toán học. Lớn hơn một chút, Ueshiba đã quyết tâm để trở thành cường tráng bằng cách luyện thể lực, bơi lội và học cả môn Sumo. Đồng thời cậu theo cha cậu học môn võ bí truyền Aioi-ryu đến năm 15 tuổi. Sau một thời gian khổ luyện chuyên cần, Ueshiba đã đạt được một sức mạnh ít người bì kịp nhưng lại bị trở ngại về chiều cao – chỉ đạt 1,54m – chưa đủ điều kiện nhập ngũ. Ueshiba đã lên núi mấy tháng và tập luyện để cao thêm được 2cm, đủ điều kiện được tuyển vào quân đội năm 1903, năm 1905 ông tham gia vào chiến tranh Nga – Nhật.
Những năm gia nhập quân ngũ Ueshiba khổ luyện môn võ Kenjitsu (Kiếm thuật) với sự hướng dẫn của võ sư danh tiếng Masakatsu Nakai trong 10 năm trời. Trong 10 năm trời khổ luyện dưới sự chỉ dạy của danh sư, Ueshiba Morihei đã đạt đẳng cấp cao nhất Mankyo-Kaiden, kế thừa truyền thống võ phái và được quyền ban đẳng cấp cho các môn sinh sau này.

Năm 1912 (29 tuổi) ông dẫn đầu một nhóm các gia đình đến Hokkaido để khai hoang, trải qua những năm tháng cật lực Tổ sư đã lãnh đạo những người này có được một cuộc sống ổn định. Trong thời gian đó Tổ sư được võ sư Takeda Sokaku truyền dạy những kỹ pháp Aiki Jujitsu (Hiệp khí Nhu thuật). Đến tháng 3 năm 1915 Ueshiba Morihei được thầy ban cho đẳng cấp Menkyo Kaiden, có quyền quyết định tất cả tương lai cho môn phái một khi Takeda qua đời.

                                                                                             Takeda Sokaku
Năm 1919 được tin cha bệnh nặng ông đã rời khỏi Hokkaido để lên đường trở về nhà ông ghé qua Ayabe – Kyoto vì nghe nói có người rất giỏi cầu nguyện để chữa bệnh.Tại đây ông gặp và chịu ảnh hưởng lớn từ Onisaburo Deguchi thủ lĩnh tinh thần của giáo phái Ōmoto-kyō ở Ayabe. Một trong những đặc điểm chủ yếu của Ōmoto-kyō là nó nhấn mạnh đến sự đạt được cõi hoàn hảo trong một đời người. Điều này tạo ảnh hưởng lớn đến triết lý của môn võ của Ueshiba về rộng mở tình yêu thương và sự cảm thông, đặc biệt đối với những ai muốn hãm hại người khác. Aikido thể hiện triết lý này trong việc nhấn mạnh rằng, nắm vững võ thuật để mà nhận đòn và chuyển hướng nó đi một cách vô hại. Trong trường hợp lý tưởng, không chỉ người nhận mà cả người tấn công cũng vô hại.

              Năm 1920 sau khi cha ông mất tổ sư đã quyết định dọn về Ayebe để tiện theo học Deguchi, trong thời gian này ông nghiên cứu các triết lý, tôn giáo. Ông nghiên cứu thiền học, khổng giáo, phật giáo, đạo giáo,… Ông đặc biệt nghiên cứu về giáo lý “sự ổn định của tinh thần và trở về với thần linh”.

Năm 33 tuổi, Ueshiba Morihei được thừa nhận là một trong những người có võ công cao cường nhất Nhật Bản. Với một thân hình mảnh khảnh, chiều cao khoảng 1,55m và cân nặng chưa tới 50kg, ông có thể quật ngã cùng một lúc nhiều võ sĩ cơ bắp cuồn cuộn. Họ bị đánh bay bổng lên không mà không hiểu mình bị đánh bằng cách nào. Tất cả những kỹ pháp của các phái võ khốc liệt mà ông từng học trước kia đều trở nên dịu dàng, uyển chuyển như ôm ấp vạn vật trong tình yêu thương, hòa ái vô hạn. Khi di chuyển, thân pháp của Ueshiba trông đẹp đẽ như đang biểu diễn một vũ điệu Nhật Bản, như thể ông quên hẳn sự hiện diện của đối thủ.
Nhưng sau rất nhiều lần tỷ thí với các võ sư và chưa hề chiến bại, Ueshiba Morihei tự hỏi quật ngã địch thủ và đánh gục kẻ khác, chiến đấu và đàn áp họ nhưng không kiểm soát được ý chí của bản thân mình, như thế để làm gì?
Từ đó Ông đã thực hành một lối sống vô cùng khổ hạnh, tìm đến các chùa chiền nổi tiếng để tịnh tâm, thậm chí ngâm mình dưới thác nước giá buốt. Cuối cùng, Ueshiba Morihei đã hiểu được rằng võ thuật là tình yêu của trời đất, vũ trụ. Ueshiba Morihei từng nói rằng, tập luyện võ nghệ với mục đích tiền khởi không phải để đánh bại kẻ khác mà ở chỗ thực hành lòng yêu mến trời đất trong chính bản thân mình.

Năm 1922 ông sáng tạo ra môn võ Aikibujutsu hay còn gọi Ushiba – Ryu Aikibujutsu, môn võ nhấn mạnh sự hợp nhất giữa thể xác với tinh thần. Môn võ được mọi người biết đến rât rộng rãi, năm 1927 Tổ sư được đô đốc Takeshita Isamu mời lên Tokyo để biểu diễn và đã thành công rực rỡ. Sau đó ông chuyển lên Tokyo để dạy cho đô đốc và học viện Hải quân. Các năm tiếp theo sau đó Aikibujutsu phát triển mạnh mẽ ở Tokyo và Osaka và được đổi tên thành Aiki-budo.

Năm 1931, Kobukan (nay được gọi là Tổng đàn Aikikai – Hombo – Dojo) được thành lập.


Từ đây Ueshiba Morihei toàn tâm, toàn ý truyền bá tư tưởng đó đến các môn đồ của mình thông qua phái võ thuật mà ông sáng lập. Đến năm 1942 Aikibudo được đổi tên Aikido và giữ đến ngày hôm nay. Những kỹ pháp của Aikido không hướng tới mục tiêu đánh gục kẻ khác, mà là để cải sửa chính tâm hồn bạn và hòa hợp chúng ta với sự vận hành của vũ trụ.
Kể từ đó, Ueshiba đưa ra một khái niệm mới về võ đạo: “Võ đạo là tình thương và sự hoà hợp”. Trong võ đạo của Ueshiba không có sự thi thố, so tài hay tương tranh. Cũng có thể vì lẽ đó, sau luật cấm mọi hình thức tập luyện võ thuật trên khắp nước Nhật của Mỹ vào năm 1946, đến năm 1948, Aikido là võ phái đầu tiên được phép hoạt động trở lại trên đất nước này.
Ngày 09/02/1948, tổ chức Kobukan gọi là Hombu Dojo trở thành Aikikai và được bộ giáo dục công nhận như là một hội công ích. Từ đó, số võ sinh không ngừng gia tăng và một số võ sư Aikido hiện nay từ bát đẳng trở lên đã bắt đầu công việc luyện tập của họ ở đây.

Vào năm 1950, Tổ sư Ueshiba Morihei – đã tổ chức biểu diễn cho các đại sứ nước ngoài tại Nhật và gây ấn tượng sâu sắc với họ. Năm 1953 Tổ sư gửi học trò giỏi nhất của mình là Koichi Tohei đến Hawai để truyền bá Aikido tại Mỹ, tiếp sau đó một loạt các võ sư được gửi tới Mỹ và các nước khác. Aikido sau đó được phổ biến rộng rãi khắp thế giới và được sự tin tưởng và kính trọng trên toàn thế giới.

                                                                                       Võ sư Koichi Tohei
Khi Tổ sư đại hoàn nguyên vào ngày 26/04/1969 trong sự tiếc thương vô hạn của hàng vạn môn sinh Aikido và hàng triệu người yêu thích võ thuật trên toàn thế giới. Ông được tôn xưng là O- Sensei (người thầy vĩ đại).

Nguồn Từ cuốn “Budo – teachings of the Founder of Aikido” và một số nguồn khác.

#AK

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *